Người
lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng
phong thu đã nhuộm màu quan san (Kiều)
Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, chúng ta thử tìm hiểu vài hình ảnh
con ngựa trong Thánh Kinh.
Người I-sơ-ra-ên khi làm nô lệ tại Ai-cập mới bắt đầu
nói đền việc nuôi ngựa như một gia súc, vì ở đó có rất nhiều ngựa. Vua và quân
lính Ai-cập thường dùng ngựa làm phương tiện di chuyển.
Giô-sép đem lương thực đổi lấy ngựa (Sáng 47:17)
Từ lâu ngựa đã được dùng để đánh trận (Gióp 39:19-25)
Đến thời Sa-lô-môn số ngựa nuôi rất nhiều (II Sử 9:25)
Có lần các vua Giu-đa nuôi ngựa để dùng phục vụ thờ thần
mặt trời (II Vua 23:11).
Và chắc chúng ta không quên câu chuyện tiên tri Ê-li
được cất lên trời bởi xe và ngựa bằng lửa!
Các tác giả Thi Thiên dùng sức mạnh của ngựa để mô tả
sức mạnh toàn năng của Thiên Chúa (20:7, 33:17, 76:6)
Nghiên cứu hai sách Xa-cha-ri và Khải Huyền chúng ta sẽ
thấy mỗi màu sắc của ngựa mang một hình bóng khác nhau. Ngựa ô (màu đen) nói đến
đói kém, thiếu thốn. Ngựa sắc hồng chỉ về chiến tranh. Và bạch mã (ngựa trắng)
tượng trưng cho sự thắng trận.
Chúa có nhắc vua I-sơ-ra-ên “chẳng nên lo cho có nhiều
ngựa” để khỏi sanh lòng kiêu ngạo và hiếu thắng (Phục 17:16)
Qua từng trải cá nhân và dân tộc, vua Đa-vít nhắc nhở:
“Người ta cậy vào hùng binh, chiến mã, Chúng tôi nương
nhờ Thiên Chúa toàn năng” (Thi
20:7)
Bởi vì
“Lúc lâm nguy chiến mã thành vô dụng, Mạnh đến đâu
cũng chẳng cứu được ai” (Thi
33:17)
No comments:
Post a Comment