Wednesday, 15 February 2012

DÂN A-MA-LÉC


Cách nay mấy tuần chúng tôi có nhận một câu hỏi qua Email, xin trả lời trên bài viết nầy để Quí Vị cùng chia xẻ. Câu hỏi như sau:
                “Tôi đọc Kinh Thánh đến chỗ sách Xuất Ê-díp-tô Ký 17 có ghi lại một trận chiến rất thú vị giữa dân I-sơ-ra-ên và dân A-ma-léc. Xin hỏi dân A-ma-léc có nguồn gốc từ đâu và hiện nay là dân tộc nào?’.
            Xin thưa, nếu đọc lại sách Sáng Thế Ký 36:16 sẽ cho ta biết A-ma-léc la dân thuộc dòng dõi Ê-sau, tức là dòng dõi của con trưởng nam của Y-sác. Như vậy, họ có bà con rất gần với dân I-sơ-ra-ên. Nhưng Thánh Kinh cho biết họ luôn luôn làm kẻ thù của dân tộc Chúa và là mối đe dọa cho sự tồn vong của nước I-sơ-ra-ên trong thời lập quốc.
            A-ma-léc là giống dân du mục (Các qua xét 6:5), sống quanh quẩn ở phía nam nước Do Thái và vùng biên giới Ai-cập, giữa sa mạc Si-na-i. Họ là một trong những giống dân đã cư ngụ ở xứ Ca-na-an trước khi người Do-thái đến chinh phục. Họ bị xem là những người “không kính sợ Chúa” và thường đón đường người Do-thái trên đường về đất hứa, nên hai bên có nhiều cuộc giao chiến với nhau như Xuất Ê-díp-tô Ký đoạn 17 ghi lại. Về sau Môi-se luôn nhắc nhở dân sự Chúa về cách mà dân A-ma-léc đã đối đãi với họ (Phục 25:17). Sau khi đã vào đất hứa, trong suốt mấy trăm năm lập quốc, người A-ma-léc luôn luôn quấy phá, chiến tranh với dân tộc I-sơ-ra-ên (Các quan xét 3:13, 7:12,). Tội lớn nhất của họ là ngăn cản dân I-sơ-ra-ên uống nước mà Chúa ban cho để sống ở Rê-phi-đim khi dân sự lang thang trong sa mạc cằn cỗi.
Bốn trăm năm sau khi chinh phục đất hứa, Đức Chúa Trời ra lệnh vua Sau-lơ tiêu diệt dân A-ma-léc! Cuộc hành quân được ghi lại trong sách Sa-mu-ên 14:47-15:23. Sau trận chiến nầy, sử ký người Hê-bơ-rơ không còn thấy nói đến dân A-ma-léc nữa!

1 comment:

  1. NGƯỜI LA MÃ ĐÃ DÙNG THỦ THUẬT GÌ ĐỂ "HÔ BIẾN" CHÚA TRỜI CỦA NGƯỜI DO THÁI THÀNH CHÚA TRỜI CỦA HỌ ?
    Kính thưa quý ông bà cô bác và các anh chị em thân mến !!!

    Như chúng ta đã biết nguồn gốc Ki tô giáo bao gồm Thiên chúa giáo la mã, Tin lành, Chính thống giáo, Anh giáo và Hồi giáo đều bắt nguồn từ các chỉnh sửa biến tấu, thêm bớt vẽ vời từ cái gốc là tín ngưỡng thờ lạy thần linh sáng thế còn gọi là thiên chúa Giê Hô Va của người Do Thái cổ xưa do tổ phụ Áp ra ham ở vùng trung đông và các tiểu vương quốc Ả Rập hiện nay khởi xướng. Vốn là một dân tộc thông minh bậc nhất, từng có một nền văn minh phát triển rực rỡ, dân Ít ra en từng hưởng một thời kỳ dài hòa bình cực thịnh huy hoàng dưới triều đại của vua David, nhưng dân Ít ra en là một dân tộc nhỏ bị nhiều đế quốc hùng mạnh xung quanh vùng như Ai Cập và La Mã thay phiên nhau xâm lược và đô hộ trong một thời gian dài hàng ngàn năm lịch sử. Với khát khao dành lại độc lập trong tuyệt vọng mà không khả thi, thì người Do Thái chỉ còn cách cầu mong vào quyền năng và phép màu của thần linh thượng đế mới có thể chỉ dẫn và giúp họ đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ. Từ đó họ tưởng tượng ra và ký giao ước mãi mãi dân tộc Do Thái thờ lạy kính mến duy nhất một thiên chúa Yahweh (Giê Hô Va) là thần bảo hộ, chở che, dạy dỗ toàn diện về mọi mặt cho dân Do Thái, đổi lại thiên chúa phải ký một bản giao ước với Apraham là ngài chỉ giúp đỡ mỗi dân Do Thái mà thôi (Điều kiện này được ghi rõ tại điều một trong bản kinh mười điều răn), kể từ nay thiên chúa sẽ coi dân do Thái là dân riêng của ngài, theo kinh thánh của họ thì dân Do Thái là dân được thiên chúa chọn (people chosen). Phương thức ký hợp đồng này chắc cũng múa may quay cuồng giống như Hoài Linh lên đồng mà thôi.😂😂😂. Có lẽ đây là bản hợp đồng dân sự đầu tiên của nhân loại. 😂😂😂Chúng ta thường thấy trong kinh thánh cựu ước thuật lại các trận chiến kinh hoàng giữa đẫm máu giữa người do thái nổi dậy do thủ lĩnh Mosse cầm đầu dưới sự giúp sức, bày mưu, chỉ huy của thiên chúa và đội quân Pharaong hùng mạnh của đế quốc Ai Cập lúc bấy giờ thì quân Do Thái luôn thắng và vượt qua những khó khăn thử thách, lật ngược được các thế cờ tưởng chừng như không thể hòa chứ đừng nói là thắng, Dân Do thái đều bất ngờ chuyển bại thành thắng nhờ vào phép màu và quyền năng của chúa như: Vượt qua biển đỏ, chúa tạo ra dịch tả, dịch châu chấu phá hoại mùa màng, giết hết tất cả các con đầu lòng của người Ai Cập kể cả con đầu lòng của súc vật mà họ nuôi cũng không tha chỉ trong một đêm, mục đích là làm kiệt quệ hoàn toàn sức chiến đấu của quân Ai Cập,🙏🙏🙏 tách đôi nước biển đỏ cho đoàn quân Mosse chạy qua an toàn sau đó khép lại nhấn chìm toàn bộ đoàn quân thiện chiến của Pharaong đang đuổi theo phía sau😂😂,...Đó chỉ là những viễn cảnh huy hoàng oanh liệt của dân tộc Do Thái được vẽ ra thêu dệt xâu chuỗi thành những câu chuyện thần thoại trong trí tưởng tượng của người Do Thái trong nỗ lực khát khao vùng lên giải phóng quê hương đang bế tắc không lối thoát được lưu truyền trong dân gian, khi mọi nỗ lực vùng lên giải phóng quê hương đã đi vào ngõ cụt mà thôi.😂😂. Theo cách gọi của giới trẻ ngày nay là "sống ảo, ngáo đá, phê cần,..."😂😂😂Nó giống như một người bị cường quyền áp bức phải làm nô lệ bị mất tự do, trong cơn tuyệt vọng không lối thoát thì họ luôn mong mỏi và tưởng tượng ra một phép màu nào đó từ thần linh có thể giải thoát cho họ khỏi kiếp sống đọa đày tăm tối này mà thôi. Không ai ngừng hi vọng khi còn thở là thế😂😂😂. Do ký kết giao ước chỉ bảo hộ cho dân Do Thái nên ngài thiên chúa Giê Hô Va này chỉ đánh đấm lẩn quẩn loanh quanh ở vùng trung đông mà thôi. Bằng chứng là cùng thời điểm dân do Thái được thiên chúa giúp dùng phép màu đánh bại quân Ai Cập, Kinh thánh cựu ước Xuất Ai Cập 12:29-30 ghi lại như sau:...
    https://suthatconggiao.blogspot.com/2021/10/nguoi-la-ma-dung-thu-thuat-gi-e-ho-bien.html?m=1

    ReplyDelete